Tòa án nhân dân tối cao công bố văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ

 

Tại Quyết định số 355/QĐ-TANDTC ngày 8/10/2021, Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Quyết định về việc công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ thuộc lĩnh vực của TANDTC.

Theo quyết định này các danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực hiệu lực toàn bộ thuộc lĩnh vực của Tòa án nhân dân tối cao bao gồm 8 Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và 6 Thông tư liên tịch do Tòa án nhân dân tối cao chủ trì soạn thảo, cụ thể:

I. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

1. Nghị quyết số 01/2000/NQ-HĐTP ngày 04/8/2000 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định trong Phần chung của Bộ luật Hình sự năm 1999.

Lý do hết hiệu lực: Nghị quyết này hướng dẫn quy định cùa Bộ luật Hình sự năm 1999. Đến nay, Bộ luật Hình sự năm 1999 đã hết hiệu lực.

2. Nghị quyết sổ 01/2001/NQ-HĐTP ngày 15/3/2001 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dân áp dụng một sô quy định của các điêu 139, 193, 194, 278, 279 và 289 của Bộ luật Hình sự năm 1999.

Lý do hết hiệu lực: Nghị quyết này hướng dẫn quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999. Đến nay, Bộ luật Hình sự năm 1999 đã hết hiệu lực. Các Điều 278, 279 và 289 BLHS năm 1999 (các Điều 353, 364 và 365 của BLHS năm 2015) đã được hướng dẫn thay thể bởi Nghị quyết số 03/2020/NQ-HDTP ngày 30/12/2020 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự trong xét xử tội phạm tham nhũng và tội phạm khác về chức vụ.

3. Nghị quyết số 02/2003/NQ-IIĐTP ngày 27/5/2003 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự.

Lý do hết hiệu lực: Nghị quyết này hướng dẫn quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999. Đến nay, Bộ luật Hình sự năm 1999 đã hà hiệu lực.

4. Nghị quyết số 04/2003/NQ-HĐTP ngày 17/4/2003 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong việc giải quyết các vụ án kinh tế.

Lý do hết hiệu lực: Nghị quyết này hướng dẫn quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999. Đến nay, Bộ luật Hình sự năm 1999 đã há hiệu lực.

5. Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 cùa Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự.

Lý do hết hiệu lực: Nghị quyết này hướng dẫn quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999. Đến nay, Bộ luật Hình sự năm 1999 đã hết hiệu lực.

6. Nghị quyết sổ 01/2007/NQ-HĐTP ngày 02/10/2007 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự về thời hiệu thi hành bản án, miễn chấp hành hình phạt, giảm thời hạn chấp hành hình phạt.

Lý do hết hiệu lực: Nghị quyết này hướng dẫn quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999. Đen nay, Bộ luật Hình sự năm 1999 đã hà hiệu lực.

7. Nghị quyết số 01/2010/NQ-HĐTP ngày 22/10/2010 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Điều 248 và Điều 249 của Bộ luật Hình sự.

Lý do hết hiệu lực: Nghị quyết này hướng dẫn quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999. Đến nay, Bộ luật Hình sự năm 1999 đã hết hiệu lực.

8. Nghị quyết số 02/2010/NQ-HĐTP ngày 22/10/2010 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao bổ sung một số hướng dẫn của Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP nệày 02/10/2007 và Nghị quyết số 02/2007/NQ-HĐTP ngày 02/10/2007 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

Lý do hết hiệu lực: Nghị quyết này hướng dẫn quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999. Đến nay, Bộ luật Hình sự năm 1999 đã hết hiệu lực.

II. Thông tư liên tịch do Tòa án nhân dân tối cao chủ trì soạn thảo hết hiệu lực pháp luật

1. Thông tư liên tịch số 01/2000/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP-BCA ngày 12/6/2000 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Công an hướng dẫn thi hành Mục 3 Nghị cỊuyết số 32/1999/QI110 ngày 21 tháng 12 năm 1999 của Quốc hội và Nghị quyet so 229/2000/NQ-UBTVQH10 ngày 28 tháng 1 năm 2000 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.

Lý do hết hiệu lực: Thông tư liên tịch này hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 32/1999/QH10, Nghị quyết số 229/2000/NQ-UBTVQH10 về việc thi hành của Bộ luật Hình sự năm 1999. Đến nay, các Nghị quyết này và Bộ luật Hình sự năm 1999 đã hết hiệu lực.

2. Thông tư liên tịch số 02/2000/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP-BCA ngày 05/7/2000 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Công an hướng dẫn thi hành Điều 7 Bộ luật Hình sự năm 1999 và mục 2 Nghị quyết số 32/1999/QH10 ngày 21 tháng 12 năm 1999 của Quốc hội

Lý do hết hiệu lực: Thông tư liên tịch này hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 32/1999/QH10 và Bộ luật Hình sự năm 1999. Đen nay, Nghị quyết này và Bộ luật Hình sự năm 1999 đã hết hiệu lực.

3. Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25/12/2001 của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XIV “Các tội xâm phạm sở hữu” của Bộ luật Hình sự năm 1999.

Lý do hết hiệu lực: Thông tư liên tịch này hướng dẫn thi hành Bộ luật Hình sự năm 1999. Đến nay, Bộ luật Hình sự năm 1999 đã hết hiệu lực.

4. Thông tư liên tịch số Ol/2003/rTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP-BQP ngày 11/8/2003 của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XXIII “Các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân” của Bộ luật Hình sự năm 1999.

Lý do hết hiệu lực: Thông tư liên tịch này hướng dẫn thi hành Bộ luật Hình sự năm 1999. Đến nay, Bộ luật Hình sự năm 1999 đã hết hiệu lực.

5. Thông tư liên tịch số 01/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 29/02/2008 của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp hướng dẫn việc truy cứu trách nhiệm hình sự đoi với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Lý do hết hiệu lực: Thông tư liên tịch này hướng dẫn thi hành Bộ luật Hình sự năm 1999. Đốn nay, Bộ luật Hình sự năm 1999 đã hết hiệu lực.

6. Thông tư liên tịch sổ 01/2013/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP ngày 23/7/2013 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp hướng dẫn việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi mua bán người; mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em.

Lý do hết hiệu lực:

-Thông tư liên tịch này hướng dẫn thi hành Bộ luật Hình sự năm 1999. Đến nay, Bộ luật Hình sự năm 1999 đã hết hiệu lực.

– Nội dung Thông tư liên tịch này đã dược hướng dẫn thay thế bời Nghị quyết số 02/2019/NQ- H DTP ngày 11/01/2019 cua Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 150 về tội mua bán người và Điều 151 về tội mua bán người dưới 16 tuổi của Bộ luật Hình sự.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký .

Các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao, các Tòa án nhân dân, Tòa án quân sự và cơ quan, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết dịnh này./.

Theo: https://tapchitoaan.vn/

 

 

Leave Comments

0936 368 638
0936368638