Hiểu đúng về hợp đồng nguyên tắc

Hợp đồng nguyên tắc là gì?

Trong kinh doanh, từ lâu người ta đã sử dụng hợp đồng nguyên tắc trong các giao dịch. Thay vì gọi là hợp đồng nguyên tắc, nó còn có nhiều cách gọi khác như thỏa thuận nguyên tắc, hợp đồng khung hay biên bản ghi nhớ giữa các bên…

Dựa vào tên gọi như trên, chúng ta cũng phần nào hình dung được loại hợp đồng này. Bản chất hợp đồng nguyên tắc chính là những thỏa thuận ban đầu, mang tính định hướng giữa các bên khi mua bán hàng hóa (hay cung ứng dịch vụ). Những thỏa thuận này sẽ là cơ sở để các bên ký kết hợp đồng kinh tế chính thức hay bổ sung thêm các đơn đặt hàng, phụ lục hợp đồng về sau.

Khi nào thì ký kết hợp đồng nguyên tắc?

Hợp đồng nguyên tắc thường được sử dụng khi các bên còn đang trong quá trình thương thảo. Nói cách khác, nó được dùng để thay thế cho hợp đồng chính thức khi các bên chưa muốn hoặc chưa thể xác định khối lượng hàng hóa, dịch vụ giao dịch cụ thể.

Phân biệt hợp đồng nguyên tắc với hợp đồng kinh tế

Bản chất hợp đồng nguyên tắc cũng là hợp đồng kinh tế (hay dân sự theo nghĩa rộng). Nó cũng bao gồm các điều khoản quy định quyền và nghĩa vụ giữa các bên. Do đó, chúng ta sử dụng khái niệm hợp đồng kinh tế để phân biệt với hợp đồng nguyên tắc cũng chỉ mang tính tương đối. Mục đích là để dễ hình dung đặc điểm của hợp đồng nguyên tắc. Hãy xem sự khác biệt của hợp đồng nguyên tắc qua bảng so sánh dưới đây:

Những lưu ý khi ký kế hợp đồng nguyên tắc

Thứ nhất, hợp đồng nguyên tắc cần đảm bảo tính nguyên tắc.

Nghĩa là các bên chỉ nên xây dựng thỏa thuận khung, định hướng để giảm thiểu thủ tục, thời gian và chi phí. Nếu vì ngại rủi ro mà đi đến chi tiết hóa các điều khoản hợp đồng thì thành ra nó giống như 1 hợp đồng kinh tế thông thường, và mất đi hiệu quả ban đầu mà các bên mong muốn.

Thứ hai, phải dựa trên nguyên tắc bình đẳng.

Thông thường, một bên sẽ đưa ra hợp đồng mẫu, và dĩ nhiên nó có lợi hơn cho họ và ít nhiều sẽ bất lợi cho phía đối tác. Điều này thường không dẫn đến kết quả tốt trong quá trình tiến đến ký kết hợp đồng chính; thậm chí, nó có nguy cơ dẫn đến tranh chấp về sau. Do đó, vì tương lai làm ăn lâu dài, các bên nên lập hợp đồng nguyên tắc dựa trên sự thương thảo mang tính thiện chí và bình đẳng.

Thứ ba, đảm bảo tính pháp lý chuẩn mực.

Mục đích chính của việc thiết lập hợp đồng là đảm bảo tính hiệu quả và thực thi giữa các bên tham gia. Do đó, giống như các loại hợp đồng khác, nội dung của hợp đồng nguyên tắc cũng cần đảm bảo những chuẩn mực về pháp lý.

Hợp đồng nguyên tắc cần đảm bảo các yếu tố cơ bản cụ thể như: thông tin của các bên ký kết, quyền và nghĩa vụ của các bên, phương thức, thời gian thực hiện, các cam kết chung, thời hạn của hợp đồng.

Đồng thời, các thỏa thuận về chất lượng, giá, phương thức thanh toán, thời gian thực hiện… phải được quy định rõ ràng, tránh việc các nguyên tắc đã ký không thể đạt được thỏa thuận chi tiết trong các hợp đồng giao dịch tiếp theo.

 

Trên đây là những phân tích các vấn đề về hợp đồng nguyên tắc. Hy vọng nội dung này sẽ hữu ích cho quý bạn đọc. Nếu còn vấn đề chưa rõ, bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua hotline 0936 368 638 để được tư vấn. Xin cảm ơn!

 

 

Leave Comments

0936 368 638
0936368638